Nhận thấy thiên hướng của con, ba mẹ Huy đã tìm hiểu về các chương trình học công nghệ và biết đến FUNiX. Anh Lê Xuân Hiểu, ba của Huy cho biết gia đình ấn tượng với những ưu điểm của "trường mây", nhất là khóa học FUNiX Wings phù hợp lứa tuổi học sinh.
Lễ tiếp nhận các cổ vật được tổ chức trang trọng tại Bảo tàng Đà Nẵng số 24 Trần Phú, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Đại đức Thích Minh Tông, trụ trì Bảo tàng Chơn Ngôn Tông (xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã trực tiếp mang các cổ vật đến hiến tặng cho Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là những cổ vật thuộc diện quí hiếm và có giá trị văn hóa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, có giá trị rất lớn, là nguồn tư liệu quý trong việc nghiên cứu về lịch sử di tích Thành Điện Hải, Đà Nẵng
Những hiện vật quý hiếm gồm: 6 tượng phật thuộc các chùa miền Bắc ở các thế kỷ 17, 18, 19 và 4 sắc phong, 1 sắc chỉ thời Nguyễn, 1 sắc chỉ thời Lê cùng nhiều văn bản quan trọng khác.
Các bức tượng phật cổ có niên đại từ thế kỷ 17-19
Những sắc chỉ, sắc phong này đã được Đại đức Thích Minh Tông phát hiện tại Pháp vào năm 2007 và đã bỏ tiền túi ra mua lại. Trong đó có một số sắc chỉ được vẽ bằng tay về con rồng có bàn chân 5 ngón, nét vẽ rất chi tiết và đạt đến trình độ tinh xảo và có liên quan đến Thành Điện Hải. Một số sắc chỉ được khảm bằng vàng.
Sắc phong thời Nguyễn
Nội dung sắc chỉ này là: “Thưởng công của vua Thiệu Trị đối với ông Tôn Thất Trực, trước đây đã có công, nay giao nhiệm vụ giữ Thành Điện Hải, đã ra tay võ nghệ giỏi, không sợ đạn tên, hiên ngang việc binh đao, đầu đuốc khí tiết, trước sau cương trực, có tài nên thưởng công là Dũng tướng quân, tiếng tăm khen công lao này, giữ mãi lâu dài”.
Các hiện vật quí hiếm này được bảo tàng Đà Nẵng tiếp nhận và sẽ trưng bày cho công chúng thưởng lãm trong thời gian tới.
Vũ Trung
" alt=""/>Hiến tặng nhiều cổ vật quí hiếm cho Bảo tàng Đà NẵngNgày trước, vợ chồng tôi tự hào lắm vì có 3 cậu con trai và 1 cô con gái. Chúng tôi đầu tư rất nhiều tiền bạc cho các con làm ăn kinh tế, bao bọc con đủ kiểu. Chỉ cần con cái mở lời là tôi sẽ dốc toàn bộ sức lực để lo cho các con. Con gái chịu thiệt thòi hơn một chút nhưng đến lúc con lấy chồng xa, tôi cũng để cho con nhiều của hồi môn, coi như bù đắp.
Mọi niềm hi vọng đặt nơi 3 cậu con trai nhưng số tôi không được may mắn. Đứa con cả lấy vợ, làm ăn thua lỗ rồi ly hôn. Thương con, tôi có chút tiền tiết kiệm lại đưa hết cho con làm ăn, trả nợ. Nhưng chứng nào tật ấy, tiền chẳng thu về được mà còn gánh thêm khoản nợ khác. Sau này con ra ngoài bắt đầu lại, làm công nhân, lương vài triệu đủ sống. Có nhiều lần con trai cả ngỏ ý nhờ tôi vay hộ tiền nhưng tôi cũng bất lực.
Cậu con trai thứ hai không thua lỗ làm ăn nhưng lại thua cờ bạc. Lần ấy thấy con khổ sở, vay mượn khắp nơi lo trả nợ, tôi bán mảnh vườn nhỏ lo cho con. Các con còn lại ghen tị lắm nhưng không dám nói lời nào.
Khi chồng qua đời, tôi chọn ở chung với con trai út vì con có điều kiện hơn cả, lại ở phần đất của vợ chồng tôi ngày trước để lại. Tôi cũng sang tên cho con mảnh đất ấy để con không hậm hực vì chuyện tôi bán đất, mang tiền tiết kiệm giúp 2 anh.
Nghỉ hưu, tưởng được an nhàn nhưng tôi phải chạy hết nhà nọ đến nhà kia để lo cho các cháu. Ở với con út, tôi lo dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cháu, đưa đón đi học chẳng khác gì người giúp việc.
Từ ngày ra ở riêng, tôi thấy cuộc sống tự do tự tại hơn nhiều. Tôi trồng rau, nuôi gà, tận dụng cây nhà lá vườn để tự chăm lo cho mình. Con cháu có rảnh thì chạy sang thăm bà, thăm mẹ. Những tưởng cuộc sống về già sẽ được an nhàn từ đó nhưng tôi liên tục nhận những cuộc gọi của con nhờ vay tiền. Vay cho đứa này thì đứa kia tị nạnh. Nói là cho con vay nhưng tôi nào lấy lại được đồng nào?
Các con tôi vẫn chưa thực sự trưởng thành, vẫn chưa tu chí làm ăn. Có lúc tôi định bán mảnh đất còn lại để chia cho mỗi đứa một ít nhưng bị họ hàng ngăn cản. “Những đứa trẻ không lớn, cờ bạc, thất bại rồi ỷ lại cha mẹ sẽ mãi vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Bà phải để chúng nó tự lập, để chúng nó tự đứng lên, đừng bao bọc mãi như thế”, lời của người hàng xóm làm tôi thức tỉnh.
Có lần ốm nặng, nằm liệt giường, tôi mới nhận ra, xưa nay mình quá nuông chiều chúng. Con dâu cãi nhau chuyện chăm mẹ chồng, con gái thì ở xa nên chỉ có con trai là người đứng ra thúc giục, lo liệu. Nhưng lúc này, chúng lại cãi nhau chuyện phân ngày chăm mẹ, chuyện ai chi tiền viện phí. Rồi chúng quy trách nhiệm cho người được mẹ cho vay nhiều tiền. Có đứa lại bảo con út ở với mẹ nhiều năm, được cho đất thì phải chăm mẹ. Con gái ở xa thì dửng dưng vì có lý do chính đáng.
Mẹ nằm đây, 4 đứa con không lo được viện phí vài ngày? Nghĩ đến tuổi già của mình cô quạnh, nước mắt tôi chảy dài.
Có điều tôi chưa từng nói với chúng về số tiền tiết kiệm 500 triệu đồng mà bố chúng để lại cho tôi. Tôi định đến khi nào sức khỏe yếu, gần đất xa trời thì mang ra chia cho các con nhưng trước tình thế này, tôi thấy việc làm đó không cần thiết.
Sau trận ốm, tôi không còn ý định nhắc đến số tiền đó. Thi thoảng, tôi nhờ người em gái ruột của mình chở đến ngân hàng lấy lãi, dùng số tiền ấy để trang trải cuộc sống. Lúc ốm đau, có một khoản trong tay, tôi có thể chủ động lo viện phí cho mình thông qua người em gái.
Các con cũng hay thắc mắc mẹ lấy tiền ở đâu nhưng khi tôi nói đi vay thì chúng lại không hỏi thêm lời nào. Tôi từng nghĩ mình là người mẹ ích kỉ khi để các con khó mà không lo. Nhưng sau vài lần đi viện, tôi nghĩ mình không sai. Tôi đã bán đất, lấy tiền tiết kiệm giúp chúng nhiều lần mà chúng không biết tự đứng lên? Vậy là tôi sai hay chúng sai?
Bây giờ, tôi chọn đi du lịch, gặp gỡ bạn bè, tập các môn thể thao, học các lớp khiêu vũ mà tôi thích. Nhiều người cứ nói này nọ nhưng tôi bỏ ngoài tai hết. Tôi phải sống cho riêng mình, phải tận hưởng cuộc sống của riêng tôi.
Độc giả giấu tên
Những ngôi nhà tích hợp viện dưỡng lão và khu nghỉ dưỡng cao cấp là nơi dừng chân của nhiều người giàu có ở xứ cờ hoa sau khi về hưu.
" alt=""/>Có 500 triệu tiền tiết kiệm, người mẹ 70 tuổi không dám nói với con